Hối phiếu là gì ? Các mẫu hối phiếu và cách lập trong thanh toán quốc tế

Khái niệm hối phiếu là gi ?

Các nước tham gia ký kết công ước Geneve năm 1930 đã đi đến sự thỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB

* Luật hối phiếu 1882 của Anh định nghĩa như sau:

“Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”.

Các nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu

Để hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán trong lưu thông và hạn chế những mặt trái của hối phiếu, thì một loạt các quốc gia đã ban hành đạo luật về hối phiếu.

+ Luật hối phiếu của Anh 1882 BEA (Bill of Exchange Acts) áp dụng cho nước Anh và các nước thuộc địa Anh

+ Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962 UCC (Uniform Commercial Code) áp dụng trong phạm vi nước Mỹ và các nước châu Mỹ La tinh,…

+ Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930, ULB 1930).

Ngày nay, Luật hối phiếu thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các nước châu Âu (ngoại trừ Anh). Nhiều nước khác mặc dù không tham gia Công ước Geneve, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của họ tương thích với ULB 1930.

+ Đứng trước tình hình kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhằm tăng cường lưu thông và thúc đẩy sản xuất, ngày 29/12/2005 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng, có hiệu lực từ 1/7/2006.

Các bên tham gia hối phiếu

Các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ về hối phiếu bao gồm:

Người ký phát hối phiếu (drawer): là người bán hàng, người xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ.

Người trả tiền hối phiếu (hay người bị ký phát) (drawee): là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Là người mà hối phiếu gởi đến cho họ và đòi tiền họ, đó là người mua, người nhập khẩu, hoặc một người thứ ba do sự chỉ định của người trả tiền hối phiếu.  Người thứ ba này thường là ngân hàng (ngân hàng xác nhận – confirming bank hoặc ngân hàng mở thư tín dụng – issuing bank…)

Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary): là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tùy theo trường hợp, người thụ hưởng có thể là: người ký phát hối phiếu, hoặc là một người nào đó do người ký phát chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta, người hưởng lợi của hối phiếu trong kinh doanh ngoại thương thường là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép

Hình thức của hối phiếu

Hối phiếu phải là một văn bản, được lập ra dưới dạng một chứng từ. Theo luật của các nước nói chung, hối phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn… vẫn có giá trị ngang nhau.

Không được viết trên hối phiếu bằng viết chì, mực dễ phai, mực đỏ. Ngôn ngữ sử dụng để điền vào các đoạn để trống phải thống nhất với ngôn ngữ đã in sẵn trên hối phiếu, trừ tên các đương sự và tên các địa điểm nếu như không thể phiên âm, phiên dịch được.

Hối phiếu có thể có thể lập thành một bản hay nhiều bản để phòng thất lạc, hư hỏng, thông thường là hai (2) bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Như vậy, người trả tiền có thể chọn bất kỳ một bản trong số bản đó để thanh toán. Khi một bản đã được thanh toán, thì các bản còn lại sẽ hết giá trị.

Hối phiếu không có bản chính, bản phụ

Nội dung của hối phiếu

Để nắm được những nội dung của hối phiếu, trước hết hãy nghiên cứu mẫu hối phiếu sau

Theo quy định của Luật Thống nhất về Hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung:

(1). Tiêu đề hối phiếu:

Phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh.

(2). Số tiền và loại tiền:

Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C)

(3). Người trả tiền hối phiếu:

Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ “To……………..” Trong phương thức thanh toán nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C.

(4). Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng:

+ Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” (at ……. Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).

+ Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu (At…X.days….after sight of this……….)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu (At ….X days…after signed of this……..)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn (At…..X days….after bill of lading date of this…..)

* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng (At…..X days…..after shipment date of this…….)

* Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On……(date)…..of this……..)

(5). Địa điểm trả tiền của hối phiếu:

Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu.

(6). Người được hưởng lợi hối phiếu:

Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

(7). Nơi và ngày lập hối phiếu:

– Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)

– Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.

(8). Người ký phát hối phiếu:

Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu. Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu…mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

Ví dụ:

* Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu:

  • Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

mau-hoi-phieu-dung-trong-phuong-thuc-tin-dung-chung-tu-l-c

Đặc điểm của hối phiếu

Tính trừu tượng của hối phiếu: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi nào… không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối phiếu.

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối nó.

Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.

Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có tính lưu thông vì hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó.

Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của nó, hoặc có thể dùng hối phiếu để cầm cố, thế chấp để vay vốn tại NHTM hoặc dùng để chiết khấu tại NHTM,…

Xem thêm các bài liên quan đến hối phiếu:

5 Tiêu chí phân loại hối phiếu

Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu trong thanh toán quốc tế

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận