Hạ cánh cứng và hạ cánh mềm là gì ? Nguồn gốc và ví dụ thực tế

Hạ cánh cứng và hạ cánh mềm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa và ví dụ thực tế ? Nền kinh tế Trung quốc có trong giai đoạn hạ cánh mềm?

Hạ cánh mềm

Khái niệm

Hạ cánh mềm hay cú tiếp đất nhẹ nhàng trong tiếng Anh là Soft Landing.

Trong kinh tế, hạ cánh mềm là một xu thế xuống dốc theo chu kì để tránh suy thoái.

Nó thường mô tả các nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn nền kinh tế bị nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao. Các ngân hàng này sẽ tăng lãi suất vừa đủ mà không gây ra sự gia tăng đáng kể nào trong thất nghiệp hoặc không gây ra hạ cánh cứng (hard landing).

Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến một lĩnh vực của nền kinh tế sẽ chậm lại nhưng không sụp đổ.

Nguồn gốc và ví dụ thực tế

Chính phủ và ngân hàng trung ương thường cố gắng hạ cánh mềm bằng cách tinh chỉnh chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Khái niệm này được hình thành bởi Alan Greenspan, cựu chủ tịch của Fed. Ông đã nghĩ ra chiến lược “hạ cánh mềm” thực sự và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ vào năm 1994 đến 1995. Khi ấy, Fed tăng lãi suất đủ để làm chậm nền kinh tế, nhưng không đủ để gây ra sự bóp chặt kinh tế.

Tuy nhiên, thật không may, những nỗ lực của các ngân hàng trung ương khi vạch ra chiến lược hạ cánh mềm lại vô tình gây ra bong bóng và các vụ sụp đổ sau đó. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bị đổ lỗi là do việc cắt giảm lãi suất quá mức vào năm 2001, gây ra bong bóng nhà ở tại Mỹ.

Trên thực tế, chưa bao giờ có một cú hạ cánh mềm nào sau bong bóng thị trường kinh tế hoặc chứng khoán. Điều này là do, một bong bóng sẽ không được coi là bong bóng nếu theo sau nó là một hạ cánh mềm.

Fed cố gắng thực hiện một cú hạ cánh mềm khác vào năm 2019. Lần này, Fed nỗ lực tăng việc làm, đồng thời tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Điều đáng lo sợ là việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ có thể dẫn đến vòng xoáy tiền lương-giá cả. Điều này cuối cùng sẽ buộc Fed tăng lãi suất đến mức đủ để gây ra suy thoái kinh tế và gây ra sự bán tháo trên thị trường vốn.

Hạ cánh cứng

Khái niệm

Hạ cánh cứng hay cú tiếp đất khẩn cấp trong tiếng Anh là Hard Landing.

Hạ cánh cứng là một nội dung khi nhắc tới chúng ta có thể liên tưởng đến sự chậm lại hoặc xu hướng xuống dốc rõ rệt của nền kinh tế quốc gia sau giai đoạn tăng trưởng nhanh. Thuật ngữ hạ cánh cứng nó được xuất phát từ hàng không, gọi là tiếp đất khẩn cấp. Theo đó hạ cánh cứng thường được đề cập đến việc tiếp đất với tốc độ cao cho dù không phải là một vụ tai nạn thực sự, nhưng bên cạnh đó đây là một nguồn có thể gây ra căng thẳng cũng như thiệt hại và thương tích. Phép ẩn dụ này được sử dụng cho các nền kinh tế đang bay cao nhưng đột ngột bị kìm hãm sự tăng trưởng, Ví dụ cụ thể như can thiệp chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Các nền kinh tế trải qua một cú hạ cánh cứng thường rơi vào thời kì trì trệ hoặc thậm chí suy thoái.

Hình ảnh: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước nguy cơ hạ cánh cứng của nền kinh tế Mỹ

Nguồn gốc và ví dụ thực tế

Hạ cánh cứng có thể nói đây là kết quả của việc thắt chặt các chính sách kinh tế của quốc gia với mục đích nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, nhưng hiện nay ta thấy thì không có ngân hàng trung ương hay chính phủ nào muốn dàn xếp một cú hạ cánh cứng cho người dân của họ. Hầu hết các lãnh đạo muốn thấy một cú hạ cánh mềm, khi nền kinh tế quá nóng có thể dần nguội đi mà không phải hi sinh việc làm hoặc gây ra nỗi đau kinh tế không cần thiết cho người dân và khiến các tập đoàn mang nợ. Nhưng không may, một nền kinh tế càng trở nên nóng hơn thông qua các nhân tố kích thích hoặc sự can thiệp kinh tế khác, thì nó càng dễ bị hạ cánh cứng do những kìm hãm nhỏ về tăng trưởng.

Ví dụ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã tăng lãi suất ở một số giai đoạn trong lịch sử với tốc độ mà thị trường thấy không hấp dẫn, khiến nền kinh tế chậm lại và/hoặc bước vào thời kì suy thoái. Gần đây nhất, đã có một cú hạ cánh cứng vào năm 2007 do chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản nhà ở. Sự sụp đổ thật đáng kinh ngạc, với một cuộc Đại suy thoái thay vì chỉ là một cuộc suy thoái bình thường. Nhưng thật khó để tưởng tượng hạ cánh mềm có thể diễn ra như thế nào khi bong bóng đầu cơ đã phát triển quá lớn. Trung Quốc và hạ cánh cứng “hụt”

Khi nhắc tới cụm từ hạ cánh cứng thường chúng ta sẽ nghĩ tới Trung quốc, đây là một quốc gia đã có hàng thập kỉ có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Mức nợ cao, đặc biệt là ở cấp chính quyền địa phương, thường được coi là chất xúc tác tiềm năng cho sự suy thoái, cũng như giá bất động sản cao ở nhiều thành phố của Trung Quốc. Vì thế, nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ có một cú hạ cánh cứng của Trung Quốc. Vào cuối năm 2015, sau sự mất giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ và khối lượng giao dịch giảm nhẹ, nhiều nhà quan sát lo ngại sẽ có một cú hạ cánh cứng của Trung Quốc: riêng ngân hàng Société Générale đặt cược tỉ lệ xảy ra là 30%.

Theo như trên thực tế cho thấy thì kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ không hạ cánh cứng như dự đoán. Người đứng đầu chính phủ cũng hứa tăng cường các biện pháp cải cách tổ cơ cấu, trong đó có việc cắt giảm các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ. Bắc Kinh đang tìm cách tái cân bằng hình mẫu tăng trưởng, chuyển sang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ mới và tiêu dùng nội địa. Nhưng việc chuyển tiếp đang gặp khó khăn vì lĩnh vực công nghiệp cụ thể là từ ngành luyện thép đến sản xuất xi-măng tới hóa học đều rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa do lượng cầu giảm. Thêm vào đó, hai lĩnh vực chủ đạo, là xuất khẩu và đầu tư bất động sản, đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc, cũng bị tác động nặng nề.

Tuy nhiên, không như dự đoán, khối lượng giao dịch phục hồi và thị trường tiền tệ ổn định. Năm 2019, câu chuyện về hạ cánh cứng của Trung Quốc lại nổi lên với việc đàn áp ngân hàng bóng tối và đầu cơ về việc mất nguồn tín dụng đó thì sẽ có tác động gì đến các doanh nghiệp, sự tăng trưởng và việc làm của Trung Quốc. Tất nhiêu, điều đáng chú ý là Trung Quốc vẫn chưa trải qua một cú hạ cánh cứng nào, trong khi tất cả các cường quốc phương Tây thay mặt nước này dự đoán nó sẽ trải qua.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận