Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn và có kỳ hạn khi mở sổ tiết kiệm

cach-tinh-lai-suat-tiet-kiem-ngan-hang-khong-ky-han-va-co-ky-han-khi-mo-so-tiet-kiem

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư cơ bản của nhiều nhà đầu tư với độ an toàn cao và mức lãi suất nhất định. Mặc dù vậy nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn khi chưa biết cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lại chính đáng của mình. Trong bài “Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn và có kỳ hạn khi mở sổ tiết kiệm” sẽ cùng bạn tìm hiểu cách tính lãi tiền gửi.

Lãi suất tiết kiệm là gì?

Khoản tiền được sinh ra khi gửi tiết kiệm ngân hàng được gọi là tiền lãi gửi tiết kiệm. Số tiền lãi sẽ được tính dựa vào lãi suất tiết kiệm theo quy định hiện hành của ngân hàng theo một công thức nhất định. Đương nhiên thì lãi suất càng cao thì số tiền lãi bạn nhận được càng lớn. Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm còn phụ thuộc vào loại tiền gửi (có kỳ hạn hay không kỳ hạn), số tiền gửi, kỳ hạn gửi, hình thức gửi tiền (gửi tích lũy hay gửi một lần), sản phẩm gửi tiết kiệm và ngân hàng mà khách hàng lựa chọn.

Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn mức lãi suất thấp nhất trong các hình thức gửi tiết kiệm. Cách tính lãi suất tiết kiệm của mỗi ngân hãng sẽ có mức khác nhau. Thông thường mức lãi suất sẽ <1%. Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, bạn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không bị ràng buộc về thời gian cũng như các quy định khác.

Cách tính lãi suất tiết kiệm cho hình thức gửi tiết kiệm này là:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Bạn gửi tiết kiệm không kỳ số tiền 100 triệu đồng cho ngân hàng Vietcombank với lãi suất 1,5%. Sau 06 tháng bạn muốn rút lại số tiền này.

Cách tính lãi trong trường hợp này là:

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x 1,5%/360 x 180 = 700.000 đồng

Như vậy bạn sẽ nhận số tiền lãi là 700.000 đồng cho 100.000.000 đồng gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong thời hạn 6 tháng.

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Có thời hạn là sau một thời hạn nhất định, bạn mới được rút số tiền đã gửi theo quy định. Hiện thời hạn gửi tiết kiệm của ngân hàng rất linh hoạt cho nhu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng. Thời hạn từ 1 tháng cho đến 48 tháng. Mức lãi suất áp dụng của mỗi ngân hàng cũng khác nhau, phụ thuộc vào thời hạn gửi, thời gian gửi, loại tiền gửi.

Cách tính lãi cho hình thức gửi tiết kiệm này là:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

hoặc

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng thực gửi

Ví dụ:

Bạn gửi tiết kiệm số tiền 100.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm cho ngân hàng BIDV, lãi suất 7,5%/năm lãnh cuối kỳ.

Thì tiền lãi được tính là:

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x 7,5%/360 x 360/360 = 7.500.000 đồng.

hoặc

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x7,5%/12 x 12 = 7.500.000 đồng.

Như vậy, bạn nhận được tiền lãi 7.500.000 đồng khi gửi 100.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm cho ngân hàng, lãi suất 7,5%/năm lãnh cuối kỳ.

Lưu ý cách tính lãi suất tiết kiệm quan trọng khi gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn là nếu bạn rút tiền trước hạn thì mặc định số tiền gửi tiết kiệm sẽ được tính lãi theo hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Vì vậy, hãy ghi nhớ thời gian đáo hạn để có thể linh hoạt rút tiền đúng hạn để tránh mất quyền lợi khi gửi tiền.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận